Triệu chứng và nguyên nhân gây đau nặng chân vào cuối ngày
Cảm giác đau nặng chân thường được người bệnh mô tả là chân có cảm giác nặng nề, khó nhấc chân khỏi sàn để bước đi, gần giống như cảm giác kéo lê một bao tải khoảng 2,5 kg. Đặc biệt xảy ra vào cuối ngày và đôi khi gây nhức mỏi kéo dài. Đây chính là các triệu chứng đặc trưng cho bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
Tuy nhiên, chính vì cùng gây đau ở chân khiến một số người nhầm lẫn với đau do các bệnh lý cơ xương khớp gây ra. Cùng tìm ra điểm khác biệt giữa 2 bệnh lý này nhé:
Thời điểm đau:
- Suy giãn tĩnh mạch đau tăng nặng về chiều hoặc khi đứng lâu ngồi nhiều.
- Viêm khớp đau cả ngày thường lúc sáng sớm, khi trở trời.
Vị trí đau:
- Suy giãn tĩnh mạch thường đau ở bắp chân, dọc cẳng chân.
- Viêm khớp đau tại các khớp gối, cổ chân.
Cảm giác kèm theo:
- Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch gồm đau chân, nặng chân, chuột rút.
- Viêm khớp thường đi kèm sưng, nóng, đỏ, đau.
Phân biệt | Suy giãn tĩnh mạch | Cơ xương khớp |
Thời điểm đau | Tăng nặng về chiều hoặc khi đứng lâu, ngồi nhiều | Đau cả ngày thường lúc sáng sớm, khi trở trời |
Vị trí đau | Bắp chân, dọc cẳng chân | Các khớp gối, cổ chân |
Cảm giác kèm theo | ĐAU CHÂN, NẶNG CHÂN, CHUỘT RÚT | SƯNG, NÓNG, ĐỎ, ĐAU |
Hơn hết, nếu bạn đang có cảm giác nhức mỏi kéo dài nhiều ngày do suy giãn tĩnh mạch nếu không điều trị SỚM rất có thể bệnh sẽ tiến triển nặng gây nên loét chân, thậm chí là huyết khối tĩnh mạch sâu dễ dẫn đến tử vong do thuyên tắc phổi.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Daflon 500mg trị rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch và các triệu chứng trĩ cấp hiện có bán tại Nhà thuốc An Khan

Huyết khối tĩnh mạch sâu ở tĩnh mạch bị suy giãn
2 Mẹo nhận diện SỚM suy giãn tĩnh mạch thông qua 2 câu hỏi
Hệ thống mạch máu chi dưới đưa máu trở về tim theo chiều từ dưới lên chống lại trọng lực. Khi hệ thống này bị suy yếu sẽ dẫn đến ứ trệ máu ở chi dưới làm lưu lượng máu lưu thông kém, dẫn đến cảm giác đau chân, nặng chân, chuột rút tăng nặng vào cuối ngày đặc trưng cho bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.

Tĩnh mạch chân bị suy giãn (bên phải)
Vậy, để giải quyết cho câu hỏi “Tôi có mắc Suy giãn tĩnh mạch hay không?”, bạn chỉ cần trả lời 2 câu hỏi đơn giản dưới đây:
Về triệu chứng: Triệu chứng có tăng nặng khi đứng lâu ngồi nhiều hay về cuối ngày hoặc có giảm khi gác chân cao/vào sáng sớm hay không?
Về nghề nghiệp: Công việc bạn đang làm có phải đứng lâu/ ngồi nhiều thường xuyên hay không?
Nếu như câu trả lời là có ở những câu hỏi trên, có thể bạn đã mắc suy giãn tĩnh mạch đấy.
Hơn hết, để được nhận diện đúng bệnh – tư vấn chuẩn bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, hãy đến ngay Nhà thuốc An Khang với đội ngũ dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng điểm 10 sức khỏe với các công cụ hỗ trợ như tờ phân độ suy giãn tĩnh mạch CEAP cùng sổ tay tĩnh mạch gửi đến bạn!
Bên cạnh đó, sản phẩm Thuốc trợ tĩnh mạch 500mg (daflon 500mg) được nhập khẩu từ Pháp với công dụng giảm nhanh triệu chứng đau chân, sưng chân, nặng chân về chiều và chuột rút về đêm được các bác sĩ và dược sĩ toàn quốc tin dùng hơn 30 năm.