9 CÁCH TRỊ NGHẸT MŨI CHO BÉ HIỆU QUẢ

1 Các nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ

Do thay đổi thời tiết

Khi thời tiết có sự thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc trong thời điểm giao mùa có thể khiến trẻ dễ bị nghẹt mũi. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều hơn vào đêm, khi gần sáng do nhiệt độ giảm.

Do đó, vào những thời điểm thay đổi thời tiết, bố mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng cách:

  • Mặc thêm quần áo, quàng khăn cổ, đi tất chân.
  • Trước khi đi ngủ nên thoa một ít dầu gió hoặc dầu tràm vào lòng bàn chân.
Khi thời tiết có sự thay đổi trong thời điểm giao mùa khiến trẻ dễ bị nghẹt mũi

Khi thời tiết có sự thay đổi trong thời điểm giao mùa khiến trẻ dễ bị nghẹt mũi

Mắc bệnh lý về đường hô hấp

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cũng có thể bị nghẹt mũi khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp như:

Khi gặp tình trạng này, bố mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện để nhận được sự tư vấn của bác sĩ, không được tự ý điều trị tại nhà hoặc sử dụng các loại thuốc gia truyền không uy tín khiến bệnh trở trên trầm trọng hơn.

Khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp có thể khiến trẻ bị nghẹt mũi

Khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp có thể khiến trẻ bị nghẹt mũi

Sức đề kháng kém

Trẻ em có sức đề kháng kém hơn so với người lớn. Do đó, khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với mầm bệnh rất dễ mắc phải các bệnh cảm cúm, viêm phế quản với những triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, sốt,...

Vì thế, bố mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách:

  • Tiêm phòng đúng lịch theo hướng dẫn của cơ quan tiêm chủng.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu 6 tháng.
  • Bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Trẻ em có sức đề kháng kém dễ mắc bệnh với triệu chứng nghẹt mũi

Trẻ em có sức đề kháng kém dễ mắc bệnh với triệu chứng nghẹt mũi

Nước nhầy bào thai chưa được hút sạch

Trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng nghẹt mũi có thể do nước nhầy trong bào thai chưa được hút sạch ra khỏi đường hô hấp. Đây là tình trạng không nghiêm trọng, nước nhầy này có thể tự đào thải ra ngoài.

Ngoài ra, bố mẹ có thể tự sử dụng những dụng cụ chuyên dụng hoặc đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để vệ sinh mũi.

Trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng nghẹt mũi do nước nhầy trong bào thai chưa được hút sạch

Trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng nghẹt mũi do nước nhầy trong bào thai chưa được hút sạch

2 Các cách trị nghẹt mũi cho trẻ tại nhà

Nhỏ mũi với nước muối sinh lý

Mục đích của việc nhỏ nước muối sinh lý là vệ sinh mũi của trẻ sạch sẽ, ngăn chặn các vi khuẩn tấn công khiến triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, việc nhỏ mũi với nước muối giúp cho những dịch nhầy đã đông lại được mềm ra, giúp dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi đường thở của trẻ.

Tuy nhiên, không nên nhỏ nước mũi cho trẻ quá 3 ngày. Việc lạm dụng nước muối có thể làm khô dịch mũi của trẻ. Hơn nữa, không nên tự pha nước muối tại nhà và không dùng sản phẩm đã hết hạn sử dụng để tránh tình trạng trở nên nặng hơn.

Hút mũi

Hút mũi là một trong những phương pháp đơn giản giúp hút dịch nhầy, làm sạch khoang mũi cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng.

Trước khi hút mũi, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi. Sau khi nhỏ mũi, đợi khoảng 2 - 3 phút rồi dùng dụng cụ chuyên dụng đã được vệ sinh sạch sẽ để hút chất nhầy trong mũi của bé ra ngoài. Lặp lại tương tự với mũi còn lại.

Một lưu ý là không nên lạm dụng phương pháp này quá nhiều lần trong ngày. Việc hút mũi nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng kích ứng niêm mạc mũi và khiến trẻ khó chịu hơn.

Hút mũi là một trong những phương pháp đơn giản giúp giảm nghẹt mũi

Hút mũi là một trong những phương pháp đơn giản giúp giảm nghẹt mũi

Bổ sung nhiều nước cho bé

Khi trẻ bị nghẹt mũi, bạn nên bổ sung nhiều nước cho bé trong ngày. Việc bổ sung chất lỏng có thể giúp làm loãng chất nhầy và dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi đường hô hấp, giảm tình trạng nghẹt mũi.[2]

Nếu bé trên 3 tháng tuổi, hãy cho bé uống những gì bé thường uống như sữa công thức, sữa mẹ hoặc nước. Trẻ lớn hơn có thể ăn súp ấm và các loại đồ uống khác.[3]

Bổ sung chất lỏng giúp làm loãng nhầy và giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ

Bổ sung chất lỏng giúp làm loãng nhầy và giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ

Để trẻ nghỉ ngơi

Năng lượng của trẻ nhỏ có thể giảm sút khi chúng bị nghẹt mũi, đặc biệt là sốt vì cơ thể phải làm việc chăm chỉ để chống lại cơn ốm. Do đó, hãy khuyến khích con nhỏ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để cơ thể được chữa lành và phục hồi một cách tự nhiên.[4]

Hãy khuyến khích con nhỏ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt khi bị nghẹt mũi

Hãy khuyến khích con nhỏ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt khi bị nghẹt mũi

Giữ không khí trong lành

Khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ nên giữ cho không khí xung quanh luôn trong lành, tránh xa những nơi có thể có khói bụi hoặc khói thuốc lá. Ngoài ra, ô nhiễm không khí có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe của trẻ em. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, trẻ em sống ở những khu vực có không khí sạch hơn ít thấy các triệu chứng bệnh hô hấp như đờm, tắc nghẽn và ho.[5]

Khi trẻ bị nghẹt mũi nên tránh xa những nơi có khói bụi hoặc khói thuốc lá

Khi trẻ bị nghẹt mũi nên tránh xa những nơi có khói bụi hoặc khói thuốc lá

Tăng độ ẩm

Đặt máy phun sương mát hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ để tăng độ ẩm cho không khí. Điều này giúp làm ẩm khoang mũi và hỗ trợ thông mũi cho bé.

Khi sử dụng, bạn nên để máy tránh xa tầm tay của trẻ. Đồng thời, hãy thay nước và vệ sinh, lau khô máy phun hơi nước theo hướng dẫn thường xuyên để tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển.[6]

Tạo độ ẩm trong phòng của trẻ giúp làm ẩm khoang mũi và hỗ trợ thông mũi

Tạo độ ẩm trong phòng của trẻ giúp làm ẩm khoang mũi và hỗ trợ thông mũi

Tắm nước ấm

Khi bị nghẹt mũi, bạn có thể cho trẻ tắm với nước ấm như một phương pháp cấp tốc. Hơi nước ấm có thể giúp giảm viêm, làm ẩm xoang mũi và loãng chất nhầy.[7]

Tắm với nước ấm như một phương pháp cấp tốc giúp giảm nghẹt mũi

Tắm với nước ấm như một phương pháp cấp tốc giúp giảm nghẹt mũi

Nâng cao đầu bé khi ngủ

Nằm ngủ ngang có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gián đoạn giấc ngủ. Vì thế, để giảm tình trạng nghẹt mũi khi ngủ, bạn có thể đặt một chiếc gối sao cho đầu của trẻ cao hơn chân một chút để tạo độ nghiêng nhẹ. Điều đó có thể giúp dẫn lưu chất nhầy ra khỏi xoang.[8]

Tuy nhiên, nếu con bạn vẫn còn là trẻ sơ sinh, hãy để gối và các vật dụng khác ra khỏi khu vực ngủ để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).[2]

Bạn có thể nâng cao đầu bé khi ngủ để giảm tình trạng nghẹt mũi

Bạn có thể nâng cao đầu bé khi ngủ để giảm tình trạng nghẹt mũi

Giữ tư thế thẳng đứng cho bé

Tương tự như người lớn, khi nằm xuống có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn, thậm chí gây khó thở. Do đó, ngoài giờ đi ngủ, hãy cố gắng giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng càng nhiều càng tốt giúp chất nhầy có thể thoát ra khỏi mũi một cách tự nhiên.[9]

Hãy giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng giúp chất nhầy thoát ra khỏi mũi tự nhiên, giảm nghẹt mũi

Hãy giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng giúp chất nhầy thoát ra khỏi mũi tự nhiên, giảm nghẹt mũi

3 Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hầu hết các trường hợp nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là thông thường và khỏi trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị và theo dõi khi xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Các triệu chứng nghẹt mũi kéo dài, không thuyên giảm, thậm chí trở nên tệ hơn.
  • Tình trạng nghẹt mũi của bé gây ra các vấn đề khi bú hoặc thở.
  • Sốt cao.
  • Chất dịch chảy ra từ mũi có màu vàng hoặc xanh lá cây.
  • Khó thở.
Hãy đưa bé đến bác sĩ khi các triệu chứng nghẹt mũi kéo dài, không thuyên giảm

Hãy đưa bé đến bác sĩ khi các triệu chứng nghẹt mũi kéo dài, không thuyên giảm

Các bệnh viện uy tín

Nếu nhận thấy bé nhà mình có những dấu hiệu như trên kèm với việc bị nghẹt mũi kéo dài hoặc cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn, bạn có thể đến chuyên khoa Nhi của một số bệnh viện, phòng khám uy tín sau:

  • Tại TP.HCM: Bệnh viện Tai mũi họng Tp. HCM, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,...
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,...

4 Một số lưu ý khi trẻ bị nghẹt mũi

Khi trẻ bị nghẹt mũi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:[10]

  • Nếu con trên 1 tuổi, hãy thử dùng 1/2 đến 1 thìa cà phê mật ong để trị ho.
  • Tránh xa các chất gây kích ứng như khói thuốc lá.
  • Thoa một ít dầu dưới mũi.
  • Nếu trẻ bị dị ứng, hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa để có biện pháp điều trị hợp lý và kịp thời.
Tránh xa khói thuốc lá khi bị nghẹt mũi

Tránh xa khói thuốc lá khi bị nghẹt mũi

5 Các biện pháp phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ

Để phòng ngừa tình trạng nghẹt mũi ở trẻ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng bởi trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ quần áo, đồ chơi cũng như khu vực sinh hoạt của trẻ.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài hoặc trong không gian có người bị bệnh.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, người bị cảm lạnh, cảm cúm,... cũng như những tác nhân có thể gây bệnh.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin Csắt trong chế độ dinh dưỡng.
  • Thực hiện tiêm phòng cảm cúm cho trẻ đúng lịch được khuyến nghị.
  • Nên dùng thêm tinh dầu tràm pha với nước ấm tắm cho trẻ trong thời tiết giao mùa hoặc thoa vào lòng bàn chân cho trẻ khi ngủ.
Giữ ấm cơ thể cho trẻ là một trong những biện pháp phòng ngừa nghẹt mũi hiệu quả

Giữ ấm cơ thể cho trẻ là một trong những biện pháp phòng ngừa nghẹt mũi hiệu quả


 

icon

Đăng ký ngay để nhận được nhiều ưu dãi tốt nhất !